Tham số tracking là gì?
Tham số tracking (Tracking Parameters) là các đoạn mã mà các nhà quảng cáo có thể thêm vào đường dẫn URL (liên kết đích) để hệ thống Pushtimize bổ sung thông tin cho URL đó. Mỗi tham số tracking mang một ý nghĩa, một giá trị nhất định.
Ý nghĩa của tham số tracking
Tham số tracking được tạo ra để phục vụ cho việc đo lường và phân tích chiến dịch quảng cáo. Nhà quảng cáo có thể biết được đâu là nguồn traffic hiệu quả, từ đó phân bổ ngân sách hợp lý hoặc retarget vào tệp khách hàng tiềm năng.
Ngoài ra, trong trường hợp chạy cho nền tảng affiliate, khi một chiến dịch có nhiều người cùng chạy, thì tham số tracking sẽ giúp phân biệt chiến dịch của từng người.
Vì việc thêm tham số tracking hoàn toàn không ảnh hưởng đến liên kết đích, nhà quảng cáo có thể thêm hoặc xóa tham số tracking khỏi URL. Dưới đây là danh sách những tham số mà Pushtimize hỗ trợ cho nhà quảng cáo:
Tên tham số | Hiển thị trên URL | Ý nghĩa | Ví dụ |
Campaign ID | {campaign_id} | Mã ID của chiến dịch quảng cáo trên hệ thống Pushtimize | 5e796ea781e8ea003ede13bc |
Site ID | {site_id} | ID của những tên miền mà khi xuất hiện trên đó quảng cáo được click bởi người dùng. | 12345678 |
User ID | {user_id} | ID của người dùng đã click vào quảng cáo. Dùng cho tính năng User Blacklist | ea3443c260 |
Country Code | {country_code} | Mã quốc gia mà quảng cáo nhắm mục tiêu đến | VN |
Ad Format ID | {ad_format_id} | ID của định dạng quảng cáo mà campaign được hiển thị. | 5e68dc4e81e8ea003ede0ee8 |
Click ID | {click_id} | ID định danh click khi người dùng click vào quảng cáo của bạn | 5e796ea781e8ea003ede13bc |
Hour | {hour} | Giờ người dùng click vào quảng cáo | 20 |
Date | {date} | Ngày người dùng click vào quảng cáo. | 30-04-2020 |
Cách tạo liên kết đích với tham số tracking
Trong bài viết hôm nay, Pushtimize sẽ tập trung vào hai trường hợp phổ biến
1. Liên kết đích sử dụng Google Analytics làm hệ thống hỗ trợ nhận dữ liệu
Với Google Analytics chắc hẳn các nhà quảng cáo đã khá quen thuộc với các tham số utm_source, utm_campaign và utm_medium. Các mã code này sẽ tương ứng với các tham số tracking: traffic source ID, campaign id và source ID.
Ví dụ:
Liên kết đích:
https://blog.pushtimize.com/action-buttons-tinh-nang-gia-tang-click-push-notification/
Liên kết sau khi thêm tham số tracking:
https://blog.pushtimize.com/action-buttons-tinh-nang-gia-tang-click-push-notification/?utm_source={ad_format_id}&utm_medium={site_id}&utm_campaign={campaign_id}
Sau khi ghi nhận click của người dùng, hệ thống sẽ trả kết quả về Google Analystics, nhà quảng cáo có thể đọc và phân tích dữ liệu 1 cách dễ dàng.
2. Liên kết đích là link offer của AdFlex
Khi chạy các offer của AdFlex, nhà quảng cáo nên sử dụng luôn các mã code aff_sub do hệ thống AdFlex cung cấp. Với 4 mã code, nhà quảng cáo có thể sử dụng sắp xếp tùy ý.
Ví dụ:
Liên kết đích:
http://zxc.world/v2/oof_qqoBGylp_V6jQ6nMhKJBE611-9p1sL6Sbi1b8bs
Liên kết đích sau khi gắn tham số tracking:
http://zxc.world/v2/oof_qqoBGylp_V6jQ6nMhKJBE611-9p1sL6Sbi1b8bs/?aff_sub1={ad_format_id}&aff_sub2={site_id}&aff_sub3={campaign_id}
Để phân tích dữ liệu, nhà quảng cáo truy cập phần Báo cáo hiệu quả trong tài khoản CPO và lựa chọn phần cột hiển thị là các aff_sub nhà quảng cáo đã thêm vào liên kết đích.
Cách sử dụng dữ liệu thu từ tham số tracking
Khi nhận được báo cáo kết quả về các Site ID, các nhà quảng cáo có thể sử dụng để retarget lại như sau:
Nhà quảng cáo copy các Site ID vào ô Site ID trong giao diện tạo chiến dịch:
Mong thông tin trong bài viết trên đây đã giải đáp những thắc mắc của nhà quảng cáo về tham số tracking trên hệ thống Pushtimize và hỗ trợ hiệu quả trong việc phân tích, tối ưu các chiến dịch.
Lưu ý: Nhà quảng cáo nên sử dụng luôn các nút tham số có sẵn, tránh việc tự gõ dẫn đến sai chính tả, hệ thống không thể ghi nhận. Bên cạnh đó cần lưu ý các ký tự đặc biệt như “/”, “?”, “_”, hay “=”, việc thiếu hay thừa các ký tự này có thể khiến cho liên kết đích không thể hiển thị.
Nếu chưa có tài khoản, hãy đăng ký ngay tại đây.