1. CPL (Cost Per Lead) là gì?
Chi phí theo mỗi Lead (CPL – Cost per lead) là một phương pháp quảng cáo được tính dựa trên số lượng lead thu được. Lead ở đây là những người có quan tâm đến sản phẩm và muốn biết thêm thông tin liên quan. KHi họ điền thông tin cơ bản như tên, số điện thoại, email vào một form, doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin đó để liên hệ lại với hạ, thường qua các hoạt động tư vấn và tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ.
Lead sẽ thu được nhờ các phương pháp quảng cáo trên kênh Facebook, Google, Event, hội thảo hoặc các chương trình dùng thử. Lead là yếu tố quan trọng để chuyển đổi thành đơn hàng, mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.
Cách tính CPL chuẩn nhất:
CPL cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào chiến dịch mà doanh nghiệp bạn đang triển khai trên kênh nào, ví dụ như kênh Google hay Facebook, chạy hiển thị hay tìm kiếm… CPL sẽ khác nhau.
CPL (Cost per lead) = Tổng chi phí dành cho chiến dịch / cho tổng số Leads sinh ra từ kênh đó do campaign đó tạo ra trong 1 khoảng thời gian xác định.
2. Tầm quan trọng của Cost Per Lead trong Marketing
Sau khi hiểu rõ về khái niệm CPL (Cost per lead) là gì, nhiều người có lẽ sẽ đặt ra câu hỏi liệu chỉ số này có tạo ra doanh thu và lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp hay không? Dưới đây là câu trả lời của Pushtimize về một số vai trò quan trọng mà CPL mang lại trong Marketing:
Đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo: Chỉ số CPL giúp đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo và xác định liệu việc chi tiêu vào quảng cáo có đáng đầu tư hay không.
Xác định khách hàng tiềm năng: CPL marketing giúp doanh nghiệp nhận biết và tìm kiếm khách hàng tiềm năng, từ đó tăng cơ hội chuyển đổi thành khách hàng thực sự.
Tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo: Thông tin từ CPL không chỉ giúp xác định kênh quảng cáo hiệu quả mà còn tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Dự đoán và kiểm soát ngân sách: CPL cung cấp thông tin chi tiết về chi phí thu hút khách hàng tiềm năng, giúp dự đoán ngân sách cho các chiến dịch quảng cáo tiếp theo.
Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi: Bằng cách thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn và áp dụng chiến lược quảng cáo hiệu quả, CPL giúp cải thiện tỷ lệ chuyển đổi, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
3. Các bước để có một chiến dịch quảng cáo CPL tối ưu nhất
Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Đối tượng khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng khách hàng trong phân khúc thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp đang nhắm đến. Nhóm này bao gồm những khách hàng thực sự có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.
Đây là nhóm khách hàng quan trọng nhất, có khả năng quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp hơn so với nhóm khách hàng khác. Đối với đối tượng mục tiêu này, học chia sẻ các đặc điểm như nhân khẩu học, trình độ học vấn, thu nhập, tâm lý và hành vi,…
Trong mỗi chiến dịch, việc xác định đối tượng khách hàng mục tiêu luôn được Pushtimize coi trọng. Điều này tạo nên một chiến dịch hiệu quả và tối ưu nhất. Bằng cách tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp không cần phải dành quá nhiều nỗ lực để thuyết phục học mua sản phẩm hoặc dịch vụ, vì họ đã có nhu cầu sử dụng từ trước đó.
Bước 2: Xây dựng và tối ưu landing page
Sau khi xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần tạo ra trang đích hiệu quả.
Landing page (hay còn gọi là trang đích) là một trang web độc lập được tạo ra đặc biệt cho một chiến dịch tiếp thị hoặc quảng cáo, tập trung vào việc thu hút và chuyển đổi người đọc theo mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp mong muốn.
Trang đích có khả năng thuyết phục khách hàng tiềm năng thực hiện hành động chuyển đổi cao vì nó được tạo ra dành riêng cho đối tượng cụ thể và cung cấp nội dung/ thông điệp được cá nhân hóa phù hợp. Do được tối ưu cho việc chuyển đổi, landing page thường được sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo trả phí.
Pushtimize đã phát triển những mẫu landing page tiêu chuẩn, đảm bảo tính thẩm mỹ, bố cục hợp lý và dễ sử dụng. Điều này sẽ là một nền tảng vững chắc để doanh nghiệp thu hút lượng truy cập, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và tối ưu quảng cáo CPL một cách hiệu quả.
Bước 3: Lựa chọn và thiết lập chiến dịch quảng cáo
Lựa chọn và thiết lập các chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng như Google Adwords, Facebook Ads,…sẽ giúp bạn đưa quảng cáo của mình tới những người có tiềm năng trở thành khách hàng thực sự. Do đó, khi tạo chiến dịch quảng cáo, bạn cần tập trung vào việc chọn từ khóa liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ, xây dựng nội dung hấp dẫn để thu hút sự chú ý của nhóm khách hàng mục tiêu và đảm bảo tối ưu hóa chi phí quảng cáo một cách hiệu quả.
Bước 4: Chạy các chiến dịch theo dõi lại
Với sự tiến bộ của công nghệ, hiện nay bạn có thể theo dõi những người đang xem sản phẩm hoặc đã thêm vào giỏ hàng nhưng chưa hoàn tất giao dịch, Đối với nhóm khách hàng này, thay vì tìm kiếm đối tượng mới, bạn có thể tiếp tục tiếp cận họ thông qua chiến lược tiếp thị lại.
Cụ thể, khi người dùng duyệt web, họ sẽ thấy quảng cáo liên quan của bạn, khuyến khích họ hoàn tất đơn hàng. Bằng cách thường xuyên nhắc nhở về việc có sản phẩm trong giả hàng, bạn có thể tiết kiệm chi phí cho việc chuyển đổi khách hàng từ “lạnh” sang “ấm”.
Bước 5: Giảm số lượng trường thông tin
Hãy thử đặt mình vào vị trí của một người dùng thực sự và kiểm tra lại biểu mẫu đăng ký một cách kỹ lưỡng. Trong quá trình này, hãy xem xét xem cần bao lâu để hoàn thành việc điền thông tin vào biểu mẫu. Luôn đảm bảo rằng chỉ yêu cầu thông tin quan trọng nhất, vì việc yêu cầu quá nhiều thông tin có thể làm người sử dụng cảm thấy mất kiên nhẫn, gây khó chịu và không thoải mái.
Bước 6: Tối ưu hóa tốc độ tải trang
Tương tự như việc giảm số lượng trường thông tin trong biểu mẫu, việc cải thiện tốc độ tải trang cũng là một nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao trải nghiệm của người dùng. Điều này bởi vì, khi khách hàng phải chờ đợi quá lâu, doanh nghiệp có thể mất đi cơ hội tiềm năng để thực hiện một giao dịch quan trọng. Vì lý do này, Pushtimize thường xuyên kiểm tra tốc độ tải trai và nỗ lực cải thiện ngay khi phát hiện vấn đề về tốc độ tải trang.
Bước 7: Đánh giá và tối ưu kết quả quảng cáo
Để giảm thiểu chỉ số CPL xuống mức thấp, bước tiếp theo không thể bỏ qua là việc tiếp tục theo dõi, đánh giá và phân tích kết quả của chiến dịch, từ đó nhận biết và tận dụng những điểm mạnh – yếu của mình để tối ưu hóa quảng cáo.
Hơn nữa, từ việc đánh giá kết quả này, bạn có thể thu hẹp đối tượng mục tiêu để tiếp cận một cách chính xác đến những người có nhu cầu. Đặc biệt, hãy xem xét về giới tính, độ tuổi của khách hàng và lý do tại sao họ quan tâm đến chiến dịch của bạn hơn người khác. Chỉ qua việc này, bạn mới có thể lọc ra những người không có sự quan tâm đến sản phẩm của bạn và dừng việc lãng phí ngân sách cho họ.
4. Các lĩnh vực phù hợp với quảng cáo CPL nhất
Mục đích chính của CPL là thu thập thông tin từ những khách hàng quan tâm đến sản phẩm, không phải là người tiêu dùng thực sự, nên đôi khi chỉ số này không phù hợp với tất cả các ngành nghề. Thay vào đó, quảng cáo CPL thường được ưu tiên sử dụng trong những lĩnh vực kinh doanh có sản phẩm có giá trị cao và đòi hỏi sự tư vấn chuyên sâu.
Dưới đây là một số lĩnh vực nổi bật trong quảng cáo CPL:
Bất động sản: Bất động sản là một trong những lĩnh vực phù hợp nhất với quảng cáo CPL, vì khách hàng thường cần được tư vấn cụ thể khi chưa tìm được căn hộ phù hợp hoặc tài chính của họ vẫn còn hạn chế.
Giáo dục và du học: Các khóa học chuyên môn và du học đặc biệt cần sự tư vấn chuyên sâu. Hình thức quảng cáo CPL hỗ trợ hướng dẫn về tài chính và thủ tục pháp lý cho các bạn học sinh, sinh viên có ý định du học.
Bảo hiểm: Quảng cáo CPL cũng rất hữu ích trong lĩnh vực bảo hiểm, giúp khách hàng hiểu rõ về các điều khoản pháp lý trước khi ký kết hợp đồng.
Ngành ô tô: Người có ý định mua xe thường cần thông tin về lái thử và tư vấn về tài chính.